1. Trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Căn cứ theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 (gọi tắt là Luật TTTM 2010) quy định có 06 trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
– Thứ nhất, Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật TTTM về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Theo đó, thỏa thuận trọng tài sẽ trở nên vô hiệu nếu trong thỏa thuận này quy định những vấn đề nằm ngoài thẩm quyền giải quyết của trọng tài theo quy định của pháp luật.
– Thứ hai, Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người trực tiếp tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài phải là người đại diện hợp pháp của các bên bao gồm đại diện đương nhiên và đại diện theo ủy quyền. Thỏa thuận trọng tài mà ký kết bởi người không có thẩm quyền thì sẽ vô hiệu.
– Thứ ba, Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo đó, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, vì vậy chỉ những chủ thể có năng lực hành vi dân sự thì mới thể hiện được ý chí và sự tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ nhất. Việc các chủ thể xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến vô hiệu thỏa thuận trọng tài.
– Thứ tư, Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
Theo đó, nội dung của thỏa thuận trọng tài thì văn bản và các loại hình văn bản khác (thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử…). Không thuộc trường hợp trên thì mọi thỏa thuận đều vô hiệu.
– Thứ năm, Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
– Thứ sáu, Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
2. Hậu quả thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Theo khoản 1 Điều 43 Luật TTTM 2010 thì trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Lúc này, Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết theo Điều 6 Luật TTTM 2010: Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:
- Xem thêm các bài viết về hôn nhân và gia đình: Nhấn vào đây
- Tiktok: Nhấn vào đây
- Youtobe: Nhấn vào đây
- Facebook: Nhấn vào đây
- Zalo: 0869.642.643