Cảnh sát giao thông có được vào trường học để kiểm tra phương tiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với học sinh chưa đủ tuổi mà lái xe máy đi học không?
Học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy đi học thì bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy đi học thì bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
- Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
…
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
- b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
…
Theo đó, học sinh chưa đủ tuổi lái xe máy đi học thì bị phạt vi phạm hành chính như sau:
– Học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy đi học bị phạt cảnh cáo;
– Học sinh từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe máy đi học thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Cảnh sát giao thông có được vào trường học để kiểm tra phương tiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với học sinh chưa đủ tuổi mà lái xe máy đi học không?
Với nội dung xử phạt được phân tích ở trên. Và tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
- Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
…
- g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
- h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
- i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
- k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
- l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
…
Do đó, học sinh điều khiển xe máy đi học sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản để tạm giữ phương tiện của người vi phạm.
Còn đối với trường hợp cảnh sát giao thông vào trường để kiểm tra và tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và tạm giữ phương tiện hiện không có quy định hay văn bản đề cập.
Tuy nhiên có thể phía cảnh sát giao thông đã có thông báo và kế hoạch phối hợp với nhà trường để tiến hành thực hiện.
Giả sử: Trong trường hợp nếu cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm của học sinh sau đó học sinh điều khiển phương tiện vào khu vực nhà trường thì cảnh sát giao thông có quyền xử phạt đối với hành vi trên, có thể phối hợp nhà trường để thực hiện nhiệm vụ. Còn nếu không phát hiện học sinh điều khiển xe mà đối với phương tiện xe đang đỗ trong nhà trường thì cảnh sát giao thông không có cơ sở để xử lý.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như thế nào?
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được quy định tại khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
…
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
- a) Phạt cảnh cáo;
- b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
- c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Và khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
…
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.
…
Theo đó, cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tối đa 75.000.000 đồng đối với cá nhân, 150.000.000 đồng với tổ chức và thẩm quyền khác được quy định như trên.
Lưu ý: Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có thẩm quyền xử phạt với mức xử phạt nêu trên đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
1. Tiktok: Nhấn vào đây
2. Youtobe: Nhấn vào đây
3. Facebook: Nhấn vào đây
4. Zalo: 0869.642.643
Chúng tôi chuyên cung cấp những dịch vụ ly hôn nhanh (nhấn vào đây để xem chi tiêt) Ly hôn thuận tình, Ly hôn đơn phương, Ly hôn quốc tế.