Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên cho người bị tâm thần không?

1. Giám hộ được hiểu là gì?

Tại khoản 1, điều 46 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm giám hộ như sau:

“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”

2. Ai là người được giám hộ?

Căn cứ điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:

– Người được giám hộ bao gồm:

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

+ Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

3. Cha mẹ có phải là người giám hộ đương nhiên của người bị bệnh tâm thần không?

Tại Điều 48 và điều 49 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:

1) Người giám hộ

– Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

2) Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Ngoài ra, theo điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

[…] 3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

Như vậy, trường hợp không có người giám hộ theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật này thì cha, mẹ sẽ là người giám hộ đương nhiên của người thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ.

4. Tài sản của người bị bệnh tâm thần có do cha mẹ quản lý không?

Căn cứ điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

“Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự, cụ thể là người mắc bệnh tâm thần sẽ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Mọi thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT: 0977.934.464 để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý cụ thể hơn.

CÔNG TY NGOC SON & PARNERS – CHI NHÁNH PHÚ GIÁO

Điện thoại: 0903.95.85.88 (Thạc sĩ – Luật sư Lý Ngọc Sơn) – 0977.934.464 (Luật sư Huỳnh Tuấn Đạt)

Địa chỉ: Lầu 1, VPCC Phú Giáo – số 513, tổ 3, khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *