CHA MẸ MUỐN ĐỂ LẠI TÀI SẢN CHO CON, NÊN TẶNG CHO HAY LẬP DI CHÚC?

Hiện có 2 phương thức thường dùng khi cha mẹ muốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho con:

  1. Lập hợp đồng tặng cho định đoạt tài sản của mình
  2. Lập di chúc để lại tài sản cho những người con của mình.

Để làm rõ các khía cạnh cũng như hiểu được tinh thần của pháp luật về hợp đồng tặng cho và di chúc. Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Newkey:

Thứ nhấtVề ý nghĩa của di chúc và hợp đồng tặng cho

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết (điều 624 bộ luật Dân sự).
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho, mà không yêu cầu đền bù và việc tặng cho chỉ được xác lập khi bên được tặng cho đồng ý nhận (điều 457 bộ luật Dân sự). Phạm vi tặng cho chỉ được giới hạn trong phần tài sản hiện có, chứ không bao gồm tài sản hình thành trong tương lai.
Bất động sản mà những người con được cha mẹ tặng cho (khi cha mẹ còn sống) hoặc con được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc đều được miễn thuế thu nhập cá nhân (điều 4 luật Thuế thu nhập cá nhân).

Thứ hai: Thời điểm nhận tài sản

Những người thừa kế theo di chúc sẽ nhận phần tài sản được để lại vào thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc mất. Khi đó, những người thừa kế muốn nhận di sản phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế theo di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND cấp xã (Mục 2 Chương V luật Công chứng).
Còn hợp đồng tặng cho thì phía được tặng cho thường sẽ nhận được tài sản ngay khi các bên xác lập việc tặng cho, trừ khi có thỏa thuận khác. Việc đăng ký quyền sở hữu, hay chuyển giao tài sản, thường sẽ được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng tặng cho.

 Thứ ba: Điều kiện khi lập di chúc và hợp đồng tặng cho

  • Di chúc: Người để lại di sản phải là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Đồng thời, khi người nhận di sản phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 615 bộ luật dân sự).
  • Hợp đồng tặng cho: Người tặng cho có thể yêu cầu người được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản, thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho, mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ 4: Hình thức thể hiện di chúc và hợp đồng tặng cho

Cả di chúc và hợp đồng tặng cho đều có thể xác lập bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt như sau:

  • Di chúc: phải được lập thành văn bản, bao gồm có người làm chứng hoặc không có người làm chứng; có công chứng; chứng thực (điều 627, điều 628 bộ luật Dân sự).

Trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất, hoặc của người không biết chữ, phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Thế nhưng, trên thực tế sẽ có những trường hợp một người gặp phải hoàn cảnh nguy kịch, tai nạn hoặc bị cái chết đe dọa… nên họ không thể lập di chúc bằng văn bản được. Vậy nên, căn cứ theo điều 627, điều 629 bộ luật Dân sự nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

  • Hợp đồng tặng cho: nếu là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (ví dụ xe máy, xe ô tô…) hoặc là bất động sản (nhà cửa, đất đai…), thì hợp đồng tặng cho phải là văn bản có công chứng, chứng thực tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *