Người bị tạm giữ

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, tiếp tục bỏ trốn và xác minh sự liên quan của người này với sự việc phạm tội.

Ảnh minh họa.

– Người bị tạm giữ có các quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng, bao gồm: được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; tội bào chữa, nhờ người bào chữa; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2005 quy định đầy đủ, cụ thể hơn quyền của người bị tạm giữ như bổ sung quyền nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS, làm rõ việc người bị tạm giữ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Những quy định này cũng là sự ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giữ.

– Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của BLTTHS và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Theo khoản 2 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điu 59. Người b tm gi1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Theo cổng thông tin điện tử công an tỉnh Quảng Bình

Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

  1. Tiktok: Nhấn vào đây
  2. Youtobe: Nhấn vào đây
  3. Facebook: Nhấn vào đây
  4. Zalo: 0869.642.643

Xem thêm dịch vụ luật sư tranh tụng của chúng tôi (Nhấn vào đây)

 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *