Người phạm tội do dùng rượu bia

Người phạm tội do dùng rượu bia có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Cơ sở pháp lý: Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều luật quy định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi gây thiệt hại được Bộ luật hình sự quy định trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác.

Theo điều luật,  3 dấu hiệu sau:

– Chủ thể thực hiện hành vi phải gây thiệt hại và hành vi này có dấu hiệu của tội phạm như các hành vi khác như hành vi gây thương tích cho người khác; …

– Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội này phải là chủ thể ở trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

– Tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển của người phạm tội phải là hành vi là do dùng rượu, bia hoặc dùng chất kích thích mạnh khác.

Trong ba dấu hiệu ở trên, dấu hiệu thứ hai được hiểu gồm các trường hợp: Chủ thể mất khả năng nhận thức và do vậy cũng mất khả năng điều khiển hành vi hoặc chủ thể còn khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi mà phạm tội.

Vậy khi thỏa mãn cả 3 dấu hiệu trên, chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có lẽ người trong tình trạng như pháp luật quy định như vậy vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì những chủ thể này họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác và tuy nhiên họ đã tự tước bỏ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình rồi sau đó tự đặt mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi. Khi đó họ phạm tội trong trạng thái này hành vi của họ vẫn bị coi là tội phạm.

Tuy nhiên, nguyên nhân của việc không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội ở hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau. Có thể do nguyên nhân khách quan (mắc bệnh) hoặc do nguyên nhân chủ quan (tự nguyện dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức nhưng mất khả năng điều khiển hành vi).

Hiện nay theo Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Điều luật chỉ xác định, người trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự; Điều luật không nói rõ mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự so với trường hợp bình thường.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *