QUYỀN SỞ HỮU VÀ NGUYÊN TẮC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

1. Khái niệm quyền sở hữu tài sản

Căn cứ theo Điều 158 BLDS 2015 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Quyền sở hữu là một quyền năng do luật định của chủ sở hữu, đó là chủ thể được thực hiện các quyền ấy theo ý chí tự do, tự nguyện của mình miễn sao không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Xác định quyền sử hữu theo nghĩa chủ quan có ý nghĩa xã hội quan trọng:

+ Thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ thể đối với các tài sản hợp pháp của mình;

+ Thể hiện tiềm lực kinh tế của chủ sở hữu cũng như địa vị của họ đối với xã hội;

+ Thế hiện sự tự do về kinh tế của chủ thể có đời sống không lệ thuộc người khác cũng như có quyền được tự do trao đổi các lợi ích hợp pháp mà mình có được

2. Đặc trưng của quyền sở hữu tài sản

Thứ nhất, quyền sở hữu là một quyền luật định

Xét về nguồn gốc hình thành, thì các quyền của con người được chia làm hai nhóm là quyền luật định và quyền chủ quan của chủ thể. Quyền luật định là các quyền cơ bản của con người, mang tính chất khách quan, chỉ có thể do hiến pháp hoặc các đạo luật của Nhà nước quy định, có hiệu lực đối với tất cả mọi người trong xã hội, như quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền nhân thân, quyền được tự do tham gia vào các giao dịch, quan hệ pháp luật,…

Thứ hai, quyền sở hữu tài sản là một quyền đối vật

Xét về phương thức thực hiện, thì quyền sở hữu là một loại quyền đối vật. Quyền sở hữu được xác lập trên tài sản, nêu gọi là quyền đối vật. Nội dung này được thể hiện qua hai khía cạnh đó là:

+ Việc chủ thể có quyền được thi hành trực tiếp các quyền năng của mình trên tài sản;

+ Do chủ thể có quyền tự quyết mà không lệ thuộc vào ý chí của ai.

Do quyền đối vật được thực hiện ngay trên vật, nên quyền đối vật phải bao gồm hai nhân tố: chủ thể có quyền và đối tượng (vật) chịu quyền đang tồn tại thực tếm nhưng không phụ thuộc vật đó đang nằm trong tay của ai.

Thứ ba, quyền sở hữu là một quyền tuyệt đối (hiệu lực tuyệt đối)

Xét về phương diện hiệu lực thì quyền sở hữu là một quyền đối thế, tức quyền sở hữu của một người thì có hiệu lực đối kháng đối với phần còn lại của thế giới, bao gồm nhà nước hay bất kỳ ai. Mọi người trong xã hội đều phải tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Điều này thể hiện ở tính xác định chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ.

Quyền sở hữu còn được xem là một quyền độc nhất, duy nhất chỉ thuộc về chủ sở hữu của tài sản. Có nghĩa, tại một thời điểm xác định, không thể có tài sản nào vừa thuộc quyền sở hữu của bên này, lại vừa thuộc quyền sở hữu của bên kia. Cho dù tài sản thuộc về nhiều người, thì họ cũng chỉ là đồng sở hữu chủ, có quyền sở hữu chung đối với tài sản, chứ không phải là các chủ sở hữu độc lập, đối kháng nhau.

3. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu 

3.1. Quyền sở hữu phải được xác lập, thực hiện theo quy định của luật.

Bản chất của quyền sở hữu là một vật quyền mạnh, khi quyền sở hữu được khẳng định đối với chủ sở hữu thì nó có tính chất tuyệt đối và tính loại trù đối với mọi chủ thể khác. Do đó, việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu tài sản phải theo những điều kiện luật định

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 160 BLDS 2015 quy đinh: Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3.2. Chủ sở hữu được tự do thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Trên nguyên tắc tự do và bảo vệ tối đa đối với quyền con người về mặt kinh tế, chủ sở hữu có thể thực hiện mọi quyền năng mà pháp luật thừa nhận cho họ được hưởng trên tài sản hợp pháp của mình. Do đó chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo khoản 2 Điều 160 BLDS 2015.

Các nguyên tắc của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu cũng áp dụng cho việc xác lập, thực hiện các quyền khác đối với tài sản.

Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

  1. Xem thêm các bài viết về dân sự: Nhấn vào đây
  2. Tiktok: Nhấn vào đây
  3. Youtobe: Nhấn vào đây
  4. Facebook: Nhấn vào đây
  5. Zalo: 0869.642.643
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *