Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

1. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế?

Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo quy định tại Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

– Di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;

– Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có) …

– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;

– Các giấy tờ gốc của tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Trình tự, thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

 Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ.

– Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản (tại văn phòng công chứng hoặc UBND xã/phường/thị trấn)

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;

+ Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

 Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện hay tố cáo UBND cấp xã/phường/thị trấn có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

3. Thủ tục sang tên đất khi nhận thừa kế?

Hồ sơ gồm:

1 – Bản gốc Giấy chứng nhận.

2 – Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế

Thẩm quyền giải quyết:

Người được hưởng di sản thừa kế nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi có bất động sản

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Hồ sơ đầy đủ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 3. Xử lý yêu cầu

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ

Thời hạn giải quyết:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế như sau:

– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

– Thời gian 10 ngày không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

4. Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

  1. Xem thêm các bài viết về dân sự: Nhấn vào đây
  2. Tiktok: Nhấn vào đây
  3. Youtobe: Nhấn vào đây
  4. Facebook: Nhấn vào đây
  5. Zalo: 0869.642.643
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *