MỤC ĐÍCH
Quy định phân loại tội phạm vừa là biểu hiện cơ bản của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự vừa là cơ sở cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong BLHS.
ĐẶC ĐIỂM
Theo quy định của Điều 9 BLHS năm 2015, tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được phân biệt với nhau qua hai đặc điểm là: tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm và đặc điểm hậu quả pháp lý của hành vi tội phạm.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội:
Là không lớn ở tội ít nghiêm trọng; là lớn ở tội nghiêm trọng; là rất lớn ở tội rất nghiêm trọng; là đặc biệt lớn ở tội đặc biệt nghiêm trọng.
Về đặc điểm hậu quả pháp lý:
-Mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật quy định là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm đối với tội ít nghiêm trọng; là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
– Đối với tội nghiêm trọng; là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù đối với tội rất nghiêm trọng; là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Trong hai đặc điểm của từng loại tội được quy định và phân biệt với nhau, đặc điểm tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội quyết định đặc điểm hậu quả pháp lý. Việc đánh giá hành vi nào là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn cho xã hội và xác định hậu quả pháp lý đối với từng loại tội trong luật là do các nhà làm luật. Trách nhiệm của các nhà làm luật là đảm bảo sự tương xứng giữa tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm và hậu quả pháp lý đối với hành vi tội phạm đó và quy định chúng trong luật. Khi đã được xác định và quy định trong luật, khung hình phạt (mức cao nhất của khung hình phạt) cũng là đặc điểm để phân biệt (nhận biết) các loại tội phạm, đặc biệt là đối với những người áp dụng luật.
Phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện từ quy định tại khoản 2 Điều 9 BLHS cho thấy việc phân loại tội phạm và xác định loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện cũng theo những căn cứ phân loại và xác định tội phạm do cá nhân thực hiện và những quy định tương ứng đối với các tội phạm được giới hạn tại Điều 76 BLHS.
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:
1. Tiktok: Nhấn vào đây
2. Youtobe: Nhấn vào đây
3. Facebook: Nhấn vào đây
4. Zalo: 0869.642.643
Xem thêm dịch vụ luật sư tranh tụng của chúng tôi (Nhấn vào đây)