Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng

Khái niệm, đặc điểm

Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo quản, cất giữ vũ khí quân dụng, sung săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của người được giao các đối tượng đó, vô ý để người khác sử dụng, gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội mà theo quy định phải chịu TNHS.

Tội phạm này xâm phạm:

an toàn công cộng bằng việc vi phạm quy định Nhà nước về cất giữ, kiểm soát vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Đối tượng tác động của tội phạm này:

Là vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ hoặc công cụ hỗ trợ. Các đối tượng này đã được xác định cụ thể tạo các Điều 304, Điều 306, Điều 306 nêu trên.

Vũ khí thô sơ không phải là đối tượng tác động của tội phạm này.

Chủ thể:

Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi thoe luật quy định. Ngoài ra còn đòi hỏi them dấu hiệu chủ thể đặc biệt: Là người được giao quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hoặc công cụ hỗ trợ hợp pháp, như công an, bộ đội, kiểm lâm…

Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để cho người khác sử dụng.

Hành vi phạm tội này được thể hiện đồng thời hai nhóm hành vi:

+Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như không cất, giữ các đối tượng nói trên, không để đúng nơi quy định, không kiểm soát, thực hiện các thao tác đảm bảo an toàn để lọt vào tay người khác.

+Người chiếm giữ đã kích hoạt tính năng của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

 Để truy cứu TNHS về tội này cần có một trong các điều kiện sau:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;

+Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm với hậu quả tác hại đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc cần xem xét trong cấu thành tội phạm.

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý, người phạm tội do thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí để người khác sử dụng gây hậu quả nghiêm trọng. Cần làm rõ ý chí chủ quan của người phạm tội, nếu họ có hình thức lỗi cố ý thì có thể họ sẽ có vai trò đồng phạm, hoặc cấu thành một tội phạm độc lập khác, như: cho người khác mượn súng để đi cướp tài sản thì họ đồng phạm trong tội cướp tài sản với vai trò là người giúp sức.

Tội phạm này quy định các khung hình phạt như sau:

– Khung 1. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp sau:

Làm chết 01 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Khung 2. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Khung 3. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

  1. Tiktok: Nhấn vào đây
  2. Youtobe: Nhấn vào đây
  3. Facebook: Nhấn vào đây
  4. Zalo: 0869.642.643

Xem thêm dịch vụ luật sư tranh tụng của chúng tôi (Nhấn vào đây)

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *