TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Về nguyên tắc bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những biện pháp chế tài nhất định nếu vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật dân sự vẫn quy định những trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự: do sự kiện bất khả kháng; do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; lỗi của bên có quyền.

1. Do sự kiện bất khả kháng

1.1. Khái niệm sự kiện bất khả kháng

Căn cứ theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép theo khoản 1 Điều 156 BLSD 2015.

Như vậy, pháp luật dân sự quy định bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện được hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm của mình.

Để một tình huống được xem là sự kiện bất khả kháng phải đảm bảo đủ ba yếu tố sau đây:

+ Một, sự kiện bất khả kháng là một sự kiện khách quan

+ Hai, các bên không thể lường trước được. Việc không thể lường trước được hiểu là hoàn cảnh làm cho hợp đồng không thể thực hiện được, các bên không nhìn thấy được tại thời điểm giao kết.

+Ba, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

1.2. Hậu quả của sự kiện bất khả kháng

+ Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra.

+ Trường hợp nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi ích cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.

+ Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Hoàn toàn dõ lỗi của bên có quyền

Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền theo khoản 3 Điều 351 BLDS 2015.

3. Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận

Theo nguyên tắc chung, các nội dung trong hợp đồng chủ yếu do các bên tự thỏa thuận, nếu không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đều có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên.

Tùy từng trường hợp mà trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về điều khoản miễn trách nhiệm, điều khoản giảm trách nhiệm, và điều khoản loại trừ trách nhiệm.

Theo dõi, cập nhật thông tin pháp luật, tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi:

  1. Xem thêm các bài viết về dân sự: Nhấn vào đây
  2. Tiktok: Nhấn vào đây
  3. Youtobe: Nhấn vào đây
  4. Facebook: Nhấn vào đây
  5. Zalo: 0869.642.643
Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *