Pháp Lý Đo Đạc

Đo đạc lại diện tích đất là việc người sử dụng đất tiến hành các thủ tục pháp lý hành chính xoay quanh việc đo đạc lại diện tích đất của mình để thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan. Vậy quy định của pháp luật về việc đo đạc lại diện tích đất như thế nào? 

1. Quy định của pháp luật về đo đạc lại diện tích đất:

1.1. Các trường hợp đo đạc lại diện tích đất đai:

Đất đai là tài sản mà người dân được phép sử dụng khi được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trong quá trình sử dụng đất của người dân, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Các phát sinh pháp lý này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và sử dụng đất của cơ quan Nhà nước và người dân. Một trong các hoạt động pháp lý xảy ra phổ biến liên quan đến đất đai là việc đo đạc lại diện tích đất.

Đo đạc lại diện tích đất được hiểu là việc người sử dụng đất tiến hành các thủ tục pháp lý hành chính xoay quanh việc đo đạc lại diện tích đất của mình để thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan.

Xét về tính pháp lý và thực tiễn áp dụng, việc đo đạc lại diện tích đất được tiến hành thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Người dân thực hiện đo đạc lại diện tích đất để phục vụ cho việc làm sổ đỏ. Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là chứng thư pháp lý, chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến người sử dụng đất và các thông tin liên quan đến đất đai (trong đó có thông tin về diện tích đất). Do đó, khi muốn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước yêu cầu người sử dụng đất phải đo đạc lại diện tích đất đai. Đo đạc lại diện tích là một trong những hoạt động pháp lý phải được thực hiện trong quy trình, thủ tục xin cấp sổ đỏ.

– Trong trường hợp tranh chấp đất đai, người dân và cơ quan chức năng có thẩm quyền phải thực hiện đo đạc lại diện tích đất đai. Tranh chấp đất đai là một trong những phát sinh pháp lý xảy ra phổ biến tại nước ta. Khi tranh chấp xảy ra, cần phải tiến hành đo đạc lại diện tích đất. Về cơ bản, việc đo đạc xác định ranh giới đất là để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là hai trường hợp cơ bản nhất cần áp dụng đo đạc lại diện tích đất đai. Khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền và người sử dụng đất sẽ tiến hành đo đạc diện tích đất để phục vụ đảm bảo tính pháp lý toàn diện nhất.

1.2. Mục đích của việc đo đạc lại diện tích thửa đất:

Việc đo đạc lại diện tích thửa đất là nhằm đảm bảo hướng đến các mục đích sau đây:

– Đo đạc lại diện tích đất đai nhằm phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, giúp quá trình thực hiện các hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai một cách chuẩn chỉnh và toàn diện nhất.

– Trong hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, sẽ có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan xảy ra. Lúc này, các tranh chấp về đất đai sẽ hình thành. Để xác định tính đúng sai trong công tác quản lý đất đai, quyền sử dụng của người dân, cần phải đo đạc lại diện tích đất. Hay nói cách khác, đo đạc lại diện tích đất đai là một trong những cách thức để xác định quyền lợi của các cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của họ.

– Việc đo đạc lại diện tích đất đai giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành quản lý trật tự đất đai một cách rõ ràng và đạt hiệu quả cao nhất; đưa ra các phương án xử lý sao cho kịp thời để giải quyết các hoạt động pháp lý xoay quanh vấn đề đất đai.

2. Phí đo đạc xác định ranh giới đất:

Ranh giới đất có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định diện tích của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Thực tế, trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước quản lý đất đai thông qua phần diện tích thực tế được Nhà nước cấp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình có thể liền kề nhau. Do đó, phải dựa vào ranh giới đất để xác định diện tích đất cụ thể của từng chủ thể sử dụng đất. Hay nói cách khác, xác định ranh giới thửa đất là một trong những phương thức bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.

Đo đạc ranh giới đất là hoạt động pháp lý được áp dụng phổ biến trong thực tế, với nhu cầu xác định ranh giới đất của người dân ngày càng nhiều.

Khi xác định ranh giới đất đai, người sử dụng đất sẽ phải trả phí đo đạc xác định ranh giới đất. Phí đo đạc xác định ranh giới đất là khoản thu đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Xét về mức phí đo đạc, thì tại mỗi địa phương, tùy thuộc về kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra quy định về mức phí đo đạc lại ranh giới đất đai khác nhau.

Thẩm quyền đo đạc xác định ranh giới thửa đất thuộc về Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất. Mức phí đo đạc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và ban hành.

Trên đây là quy định về chi phí đo đạc lại ranh giới thửa đất. Bạn đọc có thể dựa vào những nội dung phân tích nêu trên để xác định về khoản chi phí mà người dân phải đảm bảo thực hiện khi muốn đo đạc lại ranh giới thửa đất.

3. Thủ tục đo đạc lại diện tích đất:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đo đạc lại diện tích đất tuân thủ theo quy trình, thủ tục cụ thể sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đo đạc lại diện tích đất.

Cá nhân, hộ gia đình có yêu cầu đo đạc lại diện tích đất sẽ làm một bộ hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hồ sơ xin đo đạc lại diện tích đất đai gồm các giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

+ Đơn xin xác nhận ranh giới đất đai.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân, hộ gia đình có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất.

– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đo đạc ranh giới thửa đất mà người dân gửi lên. ( Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân).

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân.

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ trả hồ sơ về để người dân chỉnh sửa hoặc bổ sung (hồ sơ gửi về phải kèm theo văn bản nêu rõ lý do hoàn trả hồ sơ).

– Bước 3: Tổ chức đo đạc ranh giới đất đai.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào các hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã để tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, cán bộ chức năng sẽ phải thực hiện thông báo cho các chủ thể là những người sử dụng đất thời gian xuống để kiểm tra, đo đạc thực tế.

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 01 bộ hồ sơ địa chính theo quy định pháp luật.

– Bước 4: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới.

Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến đo đạc, xác định ranh giới đất đai, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hoàn trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất.

Trên đây là các quy trình, thủ tục mà người sử dụng đất cần phải tuân thủ thực hiện khi muốn xác định lại ranh giới đất đai. Quy trình này mang tính khách quan, do cơ quan Nhà nước quy định, giúp đảm bảo hoạt động đo đạc diễn ra một cách chuẩn chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Cơ quan chức năng có thẩm quyền và người sử dụng đất sẽ dựa vào các quy định, thủ tục này để xác định trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện đo đạc lại ranh giới đất đai.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *