Tự ý đến nhà người khác gây rối, đập phá đồ đạc bị xử lý thế nào?

1. Cơ sở pháp lý xử lý hành vi gây rối, đập pháp đồ đạc

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung  2017

2. Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hành vi gây rối

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể tố cáo nhóm người đã đến nhà bạn gây rối và đập phá với cơ quan công an xã/phường nơi bạn cư trú. Đối với hành vi này họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

– Về hành vi gây rối,Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng…..

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”….”

– Về hành vi phá đồ đạc của gia đình ban thì nhóm người này có thể bị phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Đối với các trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về 1 trong các tội trên chưa được xóa án tích thì nhóm người này có thể sẽ bị khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung  2017 như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm..

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Xử lý hành vi gây rối nhà người khác

Quy định tại “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

Thứ nhất, về việc thường xuyên có hành vi hành hung, dọa nạt uy hiếp gia đình nhà bạn tại Điều 103 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 103. Tội đe dọa giết người 

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Thứ hai, hành vi đánh đập người nhà bạn, tụ tập đánh và dùng cán chổi đập vào đầu , mặt (toàn thân) bạn và chồng bạn đã kịp thởi can ngăn nếu không hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Hành vi này, bạn cần giám định tỷ lệ thương tật để xem mức độ thiệt hai. Vì theo quy định tại Điều 104  “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Thứ ba, trong trường hợp những người nhà ông B có hành vi đến nhà bạn, ông B còn đập phá tài sản của gia đình bạn và còn giật của bạn một mặt đá quý trị giá khoảng 15 triệu đồng. Theo hành vi đó, Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thứ tư, gia đình ông B thường xuyên đến nhà bạn gây rỗi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình cũng như sinh hoạt của nhà bạn thì có thể truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng.

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng 

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

b) Có tổ chức;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Với những quy định trên và đối chiếu từng sự việc của bạn cùng điều khoản thì gia đình ông B có thể sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009.

Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình, bạn tiếp tục ghi hình, thu thập thêm chứng cứ về vấn đề hành hung và gửi đơn yêu cầu, tố cáo lên Công an Quận(huyện) nơi gia đình bạn cư trú để xử lý.

4. Quy trình tố giác và kiến nghị khởi tố được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 2: Tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp đến trình báo, tố giác;
  • Báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền;
  • Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết.

Trường hợp cơ quan điều tra khởi tố, thì có thể yêu cầu bồi thường trong phần yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

5. Cố ý đập phá tài sản của người khác bị xử lý thế nào?

Đập phá tài sản của người khác là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa.

Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *